Vỉa hè đường Lý Thái Tổ đoạn thuộc phường 2, quận 3 (TP.HCM)
được kẻ vạch. Ảnh: NGỌC LÀI
Việc làm này đã được người dân trên địa bàn rất hoan nghênh và cho rằng đã giải quyết được bài toán vỉa hè, có lợi cho người dân.
Người đi bộ an toàn, tạo mỹ quan đô thị
Hơn một tuần qua, người dân sống trên tuyến đường Lý Thái Tổ đoạn thuộc phường 2, quận 3 đã dần quen với những vạch kẻ phân chia trên vỉa hè.
Xe máy đỗ đúng vạch quy định trên đường Võ Văn Tần,
phường 2, quận 3 (TP.HCM). Ảnh: NGỌC LÀI
Theo đó, con đường này có phần vỉa hè khá rộng, trên 6 m, được kẻ vạch chia làm ba phần đường. Phần vỉa hè ở giữa ưu tiên cho người đi bộ, phần hai bên dành cho việc đỗ xe máy của nhà dân và các cửa hàng.
Chị Trần Thụy Ngọc Như ở phường 2, quận 3 cho biết trước khi thực hiện việc kẻ vạch trên vỉa hè, UBND phường có mời người dân họp để lấy ý kiến cũng như giải thích lợi ích của việc này. Theo đó, xe máy được đậu đến vạch vàng ở hai bên vỉa hè, phần giữa dành cho người đi bộ. Việc làm này giúp người đi bộ an toàn, không phải đi xuống lòng đường như trước đây, tạo mỹ quan đô thị sạch, đẹp.
Cũng theo chị Như, việc phân chia rõ ràng đã tránh sự tranh chấp giữa người đi bộ và người đỗ xe trên vỉa hè. Lúc trước, trên đoạn đường này, chị đã thấy nhiều vụ người đi bộ thắc mắc, lời qua tiếng lại với những người đỗ xe trên lề đường. Từ khi có vạch kẻ, người đi bộ và người đỗ xe máy đều rất tuân thủ, sử dụng đúng phần đường.
Không chỉ trên đoạn đường Lý Thái Tổ ở phường 2, mà trải khắp các phường 4, 5, 6, 7, 8… của quận 3 đều có những tuyến vỉa hè được kẻ vạch.
Những tuyến đường có phần vỉa hè nhỏ hẹp hơn như Nguyễn Đình Chiểu, Cách Mạng Tháng Tám, Cao Thắng, Võ Văn Tần… thì được kẻ thành hai phần đường dành cho người đi bộ và đỗ xe máy.
Ông Nguyễn Văn Hiệu làm bảo vệ tại một cửa hàng trên đường Cách Mạng Tháng Tám ở phường 5, quận 3, TP.HCM cho biết trước đây, vỉa hè của đường này chưa có kẻ vạch nên không biết sắp xếp chỗ đỗ xe cho khách hàng như thế nào cho hợp lý. Nhiều người đi bộ thường cằn nhằn vì để xe máy chặn hết lối đi trên vỉa hè.
“Việc phường cho kẻ vạch trên vỉa hè, phân tuyến rõ ràng dành cho người đi bộ, để xe như vậy là rất hợp lý. Không những tạo thuận lợi cho người đi bộ, mà các cửa hàng kinh doanh cũng có chỗ để xe cho khách đàng hoàng, ngay thẳng. Tôi thấy việc làm này không chỉ có lợi cho người dân mà còn làm đẹp đường, tạo cảnh quan đẹp, không lộn xộn như trước” - ông Hiệu nói.
Không để tình trạng lấn chiếm tái diễn
Nói về việc kẻ vạch vỉa hè trên địa bàn phường 2, ông Liêu Thành Lâm (cán bộ địa chính UBND phường 2, quận 3, TP.HCM) cho biết việc kẻ vạch trên vỉa hè được UBND phường thực hiện trong tháng 5 theo đề án và kế hoạch của UBND quận 3.
Bài viết liên quan
Lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường được quy định trong Nghị định 100 với tên gọi đầy đủ là “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn...
very narrow and extremely manoeuvrable machine Figure: example machine out of RM3D-2 product line
Bên cạnh hệ thống biển báo thì vạch kẻ đường cũng là một dạng báo hiệu thông dụng và có nhiều loại khác nhau.
Rất dễ bắt gặp hình ảnh vạch kẻ đường màu trắng, màu vàng trên đường, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của các loại vạch này.
Bài viết xem nhiều
Rất dễ bắt gặp hình ảnh vạch kẻ đường màu trắng, màu vàng trên đường, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của các loại vạch này.
Công ty TNHH Thăng Long L.T được thành lập từ năm 2005 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101795680 do Phòng ĐKKD - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 07/10/2005,
Dự án đường Láng-Hòa Lạc được khởi công xây dựng từ 20/3/2005 với tổng mức đầu tư (theo dự toán phê duyệt) 7.527 tỷ đồng với chiều dài toàn tuyến cao tốc là hơn 29km. Đường Láng-Hòa Lạc là tuyến cao t